Lợi ích Quả_mọng

Một chùm quả mọng

Các loại quả mọng như chuối, dưa hấu, mâm xôi, anh đào… là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, kali, mangan, magiê, folatevitamin C. Các loại vitamin và các chất chống oxy hóa có trong quả mọng giúp cải thiện làn da, cho bạn một hệ tim mạch khỏe mạnh và chống lão hóa.[6] Ngoài việc chỉ chứa rất ít năng lượng, các loại quả mọng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng chống kết dính tiểu cầu, giúp làm tăng cholesterol HDLhạ huyết áp.[7]

Nếu ăn hoặc uống nước ép quả mọng tương đương 150g mỗi ngày thì trong khoảng 2 tháng, lượng cholesterol tốt có thể tăng 5,2% và huyết áp giảm trung bình khoảng 1,5 điểm. Điều này giúp ngăn ngừa các bệnh lý động mạch vành hiệu quả và cũng có tác dụng chống ung thư cho cơ thể. Chất lycopene có trong cà chua - cũng là một loại quả mọng - giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Axit ellagic cũng có tác dụng ngăn ngừa các vết nhăn và cải thiện các thương tổn của da gây ra bởi ánh sáng mặt trời, đặc biệt là tác dụng trên làn da bị tác động bởi tia cực tím. Ngoài ra, ăn nhiều các loại quả mọng nước như dâu tây, táo, nho,... có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quả_mọng http://www.merriam-webster.com/inter?dest=/diction... http://encarta.msn.com/encyclopedia_761576964/Frui... http://www.nccpg.com/Page.Aspx?Page=161 http://dictionary.reference.com/browse/soft%20frui... http://www.thefreedictionary.com/Berry http://berryhealth.fst.oregonstate.edu/index.asp http://nationalberrycrops.org http://www.webcitation.org/5kwQ0N5xY http://dantri.com.vn/suc-khoe/nhung-thuc-pham-xoa-... http://www.vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/9342/qua-mong...